CUNG CẤP MỘT GIẢI PHÁP "ĐỒNG BỘ" CÁC SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI VÀ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP ISV ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001-2008 VÀO 08/09/2014 CUNG CẤP MỘT GIẢI PHÁP "ĐỒNG BỘ" CÁC SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI VÀ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP ISV ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001-2008 VÀO 08/09/2014

Trang chủTầm nhìnGiới thiệuKhách hàngLiên hệCatalogTin tức- sự kiện
English
THÙNG CARTON
CARTON 3 LỚP
CARTON 5 LỚP
NẸP GÓC CARTON
PALLET GIẤY
SẢN PHẨM KHÁC
HÌNH ẢNH TƯ LIỆU
    HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 0988 14 17 13

Email: kd1@i-isv.com.vn


(Vui lòng click trực tiếp địa chỉ email để liên hệ)

TÀI LIỆU SẢN PHẨM

Số lượt truy cập : 869893
Số người trực tuyến : 1


 
 

Bao bì nội sẽ bị "nuốt trọn"?

Theo đánh giá của Hiệp hội Bao bì Việt Nam, vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp bao bì trong nước có tốc độ tăng trưởng trung bình 15% – 20%, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu tăng nhanh, ngành này có thể đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 25%. Đây thực sự là cơ hội tốt cho những DN trong ngành bứt phá.

Với mức tăng trưởng cao, ngành bao bì Việt có một sức hút vô cùng lớn trong mắt các nhà đầu tư ngoại với những thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp có thương hiệu hoặc doanh nghiệp hoạt động yếu kém để thành lập công ty tại Việt Nam.

Những thương vụ nhiều “triệu đô”

Năm 2015, công ty bao bì nhựa TC – công ty thành viên của tập đoàn SCG – đã mua lại 80% cổ phần của công ty cổ phần Bao bì Tín Thành (Batico), một doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa mềm phức hợp lớn tại Việt Nam với thâm niên khoảng 20 năm.

Với động thái mua lại phần lớn cổ phần của Batico, SCG đang tích cực mở rộng kim ngạch sản xuất ngành bao bì và củng cố thêm vị trí hàng đầu trong việc cung cấp giải pháp bao bì tại thị trường Đông Nam Á.

Thời điểm ấy, ông Kan Trakulhoon, Giám đốc điều hành, nguyên Chủ tịch SCG, cho biết, SCG đã tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh bao bì tại Việt Nam trong nhiều năm nay do nhận thấy tiềm năng của thị trường này với tốc độ tăng trưởng ngành này ở Việt Nam dự báo đạt khoảng 6%.

Như vậy, với việc thâu tóm Batico, SCG đang sở hữu bốn nhà mày sản xuất bao bì nhựa mềm phức hợp, trong đó có hai nhà máy tại Việt Nam.

Mới đây, hồi tháng 4, công ty cổ phần DINCO đã tổ chức lễ động thổ dự án nhà máy Gift by Design tại khu công nghiệp chợ Được, Thăng Bình, Quảng Nam, do công ty Gift by Design làm chủ đầu tư. Nhà máy Gift by Design chuyên về lĩnh vực in ấn túi giấy và là nhà máy đầu tiên đặt tại Quảng Nam.

Trước đó, cuối năm 2014, Tập đoàn Inataba (Nhật Bản) đã khánh thành nhà máy sản xuất bao bì, màng bọc Plastic trị giá 10 triệu USD tại Đà Nẵng.

Cuối quý I/2015, công ty TNHH Giấy Vina Kraft (liên doanh Thái Lan – Nhật Bản) công bố sẽ chi khoảng 130 triệu USD để nhân đôi năng lực sản xuất bao bì (công suất hiện tại là 243.500 tấn/năm).

Đầu tháng 6/2015, một nhà máy sản xuất túi nhựa phân hủy sinh học trị giá 10 triệu USD của liên doanh giữa công ty Nhà Nhựa Việt Nam (Việt Nam) với công ty Nhựa phân hủy sinh học Quảng Châu (Trung Quốc) được khởi công.

Sản xuất bao bì trong nước chỉ mới đáp ứng 76% nhu cầu tiêu thụ nội địa

Cùng với đó, một số dự án đầu tư lớn vào ngành giấy bao bì như Nhà máy giấy Hậu Giang, nhà đầu tư Lee&Man (Hồng Kông) vốn đầu tư 1,2 tỷ USD. Giai đoạn II xưởng giấy Chánh Dương, nhà đầu tư Nine Dragons (Trung Quốc) vốn đầu tư 2,8 tỷ USD. Hay Nhà máy giấy bao bì Cheng Loong (Cheng Loong), nhà đầu tư Đài Loan, vốn đầu tư 1 tỷ USD… đã và đang trong quá trình hoàn thiện đưa vào sử dụng.

Điều này cho thấy, nếu như trước đây, khẩu vị của các doanh nghiệp ngoại khi lựa chọn “con mồi” để tiến hành M&A là các doanh nghiệp bao bì nhựa thì giờ đây, “miếng mồi ngon” hiện nay là doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy nhằm thâu tóm trọn ngành bao bì từ nguyên liệu cho tới thành phẩm.

Trong Báo cáo triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm mới công bố của CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về triển vọng ngành này và doanh nghiệp.

Theo đó, làn sóng hội nhập mang lại cơ hội cho ngành bao bì khi thu hút được nguồn vốn FDI từ các doanh nghiệp nước ngoài với các nhà máy quy mô lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu cho các khách hàng là nhóm ngành hàng tiêu dùng cũng tiếp tục tăng trưởng tốt, tạo cơ hội cho ngành bao bì trong tương lai. Một báo cáo của CTCK Bản Việt cũng chỉ ra rằng sản xuất bao bì trong nước chỉ mới đáp ứng 76% nhu cầu tiêu thụ nội địa, do đó cơ hội tăng trưởng vẫn chia đều cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bên bán vẫn sẽ là DN Việt

Tuy nhiên, trên thị trường bao bì nội địa, ngoài một số cái tên Việt nổi bật và đang dần bị thâu tóm thì thị phần tập trung vào các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Đài Loan, Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, cho rằng nguyên nhân một phần đến từ tâm lý hơi thiếu tự tin của doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay.

“Một số doanh nghiệp Việt Nam trong ngành này cho rằng khi hội nhập sức cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn rất nhiều, bởi khi nước ngoài vào, họ sẽ đưa công nghệ hiện đại hơn, quản trị tốt hơn, có mối quan hệ tốt hơn với các tập đoàn sản xuất nước ngoài… Do đó, một số doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy đuối sức nên đã quyết định bán”, ông Dòng cho biết.

Thực tế là các DN nước ngoài đánh giá ngành bao bì của Việt Nam hiện chưa phát triển, trong khi dự báo cho thấy sản xuất hàng hóa trong nước phục vụ cho thị trường tại chỗ và xuất khẩu sẽ phát triển rất mạnh, dẫn đến nhu cầu bao bì sẽ rất lớn.

Tiềm năng và dư địa của ngành sản xuất bao bì đóng gói còn nhiều nhưng trong bối cảnh hội nhập, ngành cũng đang phải đối mặt với hai thách thức lớn từ nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như những tiêu chuẩn khắt khe về bảo vệ môi trường và an toàn đối với người sử dụng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, cái khó của các doanh nghiệp Việt là công nghệ lạc hậu. Máy móc đa phần là máy cũ và quy trình sản xuất thủ công, năng suất vẫn chưa ổn định và sản phẩm chưa đạt chất lượng như mong muốn.

Ngoài ra, cạnh tranh về giá cũng là hạn chế lớn với những DN trong nước. Điều này xuất phát từ nguồn nguyên liệu sản xuất nước ta phải nhập khẩu nên giá thành cao. Hiện nay, trên 80% nguyên liệu giấy bao bì trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 569,2 nghìn tấn giấy các loại, trị giá 456,8 triệu USD, tăng 11,4% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Lê thúy

Thời báo kinh doanh

  Gửi cho bạn   Bản in
Tin mới hơn
Nguyên liệu nhựa xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, giá rất rẻ (20/ 06/ 2018)
Cadivi Đồng Nai muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Hà Nội lên hơn 55% (20/ 06/ 2018)
Lễ kỉ niệm 10 năm ngày thành lập công ty ISV (26/ 05/ 2017)
NGÀNH BAO BÌ VẪN BỊ “VÔ THỪA NHẬN” (21/ 02/ 2017)
Các tin khác
Mức tăng trưởng ngành bao bì đang mạnh (08/ 02/ 2017)
TPP: Cơ hội và thách thức cho công nghiệp phụ trợ Việt Nam (23/ 01/ 2016)
Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến 2020 (22/ 01/ 2016)
Năm 2012, ngành giấy nỗ lực vượt khó (30/ 09/ 2011)
Ngành giấy không sợ thiếu nguyên liệu (30/ 09/ 2011)
Xem tiếp >>
Đầu trang