Ngành
bao bì là một trong những ngành sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam trong
thời gian tới, theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của dân chúng và
theo các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết gần đây cho phép
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tiếp cận được rất nhiều thị
trường. Thế nhưng, chính sách cho ngành này từ phía Nhà nước lại ít được
chú ý.
Theo
thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường Eurmonitor, Việt Nam xếp hạng 32
thế giới về nhu cầu bao bì thực phẩm trong năm 2015 với 3,915 triệu
tấn; nhu cầu này vào năm 2020 sẽ là 5,396 triệu tấn, tăng 38%, trong khi
nhu cầu của toàn thế giới trong giai đoạn 2015-2020 chỉ tăng 13%.
Nguyên
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch HHBB Việt Nam tham quan phòng
trưng bày sản phẩm bao bì giấy của Tổng Công ty Liksin |
Việt
Nam cũng đứng hạng 30 thế giới về nhu cầu dùng bao bì cho ngành dược
phẩm. Năm 2015 đạt 4,116 tỉ đô la Mỹ, sẽ tăng lên mức 6,258 tỉ đô la Mỹ
vào năm 2020, tức là tăng 52%, cao hơn đáng kể so với mức tăng 25% trên
thế giới trong giai đoạn 2015-2020. Số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
trong ngành sản xuất bao bì ở Việt Nam cũng đã có trên 1.000.
Thế nhưng, trao đổi với TBKTSG Online,
ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội bao bì Việt Nam (VINPAS), cho
biết ngành bao bì ở Việt Nam vẫn chưa được cấp mã ngành kinh doanh
riêng, vẫn là những ngành con nhỏ lẻ nằm trong các ngành khác.
Trong
danh sách mã ngành nghề được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, có “sản
xuất bao bì bằng gỗ” với mã ngành 1623, tức là cấp 4, thuộc ngành sản
xuất sản phẩm từ gỗ tre nứa; còn ngành “sản xuất bao bì bằng giấy, bìa”
thậm chí chỉ đứng ở cấp 5, với mã 17021; “sản xuất bao bì từ plastic”
đứng ở cấp 5, với mã 22201.
“Bao
bì thì không chỉ có làm từ gỗ, giấy, plastic mà còn từ kim loại, cao
su, thủy tinh… bao bì kim loại hoàn toàn không có mã ngành kinh doanh,
vậy quản lý thế nào”, ông Sang đặt vấn đề. “Ở Mỹ và các nước phát triển,
ngành bao bì luôn nằm trong tốp 10 những ngành đem lại GDP lớn nhất.
Ngành bao bì Việt Nam có doanh số không nhỏ và tiềm lực phát triển rất
mạnh, vậy mà không được xếp mã ngành kinh doanh ít nhất cũng phải là cấp
2”.
Theo
ông Sang, việc bị “vô thừa nhận” này khiến nhiều doanh nghiệp bao bì
gặp khó khăn. Thứ nhất là không có được các chính sách ưu đãi cần thiết
từ nhà nước. “Ví dụ, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được ưu đãi thuế,
nhưng doanh nghiệp sản xuất, cung cấp bao bì cho doanh nghiệp thủy sản
lại không được ưu đãi gì hết, mặc dù bao bì là thứ giúp bảo quản sản
phẩm thủy sản đó qua rất nhiều công đoạn xuất khẩu”, ông Sang cho biết.
Thứ
hai, không được cấp mã ngành kinh doanh nên nhà nước không hề có công
tác thống kê với ngành bao bì. Những số liệu kể trên là từ các công ty
nghiên cứu thị trường nước ngoài. Không có thống kê chính thức thì giới
thiệu hay kêu vốn đầu tư vào ngành gặp khó khăn, việc quản lý quy hoạch
ngành cũng khó khăn.
Thứ
ba, không có mã ngành đồng thời cũng không có tiêu chuẩn, quy chuẩn về
ngành, sinh ra việc nhiều doanh nghiệp làm ăn tùy tiện, khó kiểm tra vì
làm gì có tiêu chuẩn để đối chiếu. Hiện tại, mới chỉ có quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với các loại bao bì thực phẩm và
bao bì dược phẩm do Bộ Y tế ban hành. Nhưng còn biết bao nhiêu loại bao
bì cũng cần phải an toàn, chứ đâu riêng mỗi thực phẩm và dược phẩm cần?
Đinh Hiệp-thesaigontimes