CUNG CẤP MỘT GIẢI PHÁP "ĐỒNG BỘ" CÁC SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI VÀ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP ISV ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001-2008 VÀO 08/09/2014 CUNG CẤP MỘT GIẢI PHÁP "ĐỒNG BỘ" CÁC SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI VÀ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP ISV ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ISO 9001-2008 VÀO 08/09/2014

Trang chủTầm nhìnGiới thiệuKhách hàngLiên hệCatalogTin tức- sự kiện
English
THÙNG CARTON
CARTON 3 LỚP
CARTON 5 LỚP
NẸP GÓC CARTON
PALLET GIẤY
SẢN PHẨM KHÁC
HÌNH ẢNH TƯ LIỆU
    HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 0988 14 17 13

Email: kd1@i-isv.com.vn


(Vui lòng click trực tiếp địa chỉ email để liên hệ)

TÀI LIỆU SẢN PHẨM

Số lượt truy cập : 872616
Số người trực tuyến : 6


 
 

Ngành giấy không sợ thiếu nguyên liệu

Kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tiêu dùng giấy của toàn xã hội tăng cao và ổn định là điều kiện để ngành giấy nói chung, Tổng công ty Giấy Việt Nam nói riêng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đầu tư cho vùng nguyên liệu

Có triển vọng sáng sủa trong năm nay, song Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng lo ngại việc giá cả một số loại vật tư đầu vào có chiều hướng tăng, vốn vay cho đầu tư và phát triển, sản xuất kinh doanh không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Nhiều dự án của Tổng công ty vẫn bị chậm tiến độ do thiếu vốn. Thêm vào đó, việc mở rộng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy tiếp tục gặp khó khăn về giống cây, chất lượng rừng trồng và hiệu quả đầu tư ở một số địa bàn như Sơn La, Hòa Bình còn rất thấp.

Ông Võ Sỹ Dởng - Chủ tịch Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam nhận định, đầu tư nghiên cứu khoa học cho khâu giống, chăm sóc để nâng cao năng suất trồng rừng nguyên liệu là yếu tố quyết định hiệu quả cho ngành giấy. Hiện nay, người dân được Nhà nước giao đất, giao rừng tự quản lý và trồng rừng.

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là làm sao nâng được năng suất trồng rừng lên. “Tổng Công ty Giấy Việt Nam cũng như Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu đóng vai trò chủ chốt trong việc tìm ra những cây giống mới, phương thức kỹ thuật mới để tăng năng suất, sản lượng trồng rừng lên. Có như vậy người dân vùng sâu, vùng xa mới có thể làm giàu được từ trồng nguyên liệu giấy”, ông Dởng nhấn mạnh.

Tổng công ty Giấy Việt Nam đang kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho phép đơn vị trồng lại diện tích rừng trồng sản xuất thuộc dự án 661 đã đầu tư nhưng chất lượng kém, không hiệu quả bằng các loại cây nguyên liệu giấy thâm canh hiệu quả hơn.

Đảm bảo cung đủ cầu

Ông Vũ Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam, cho biết: Để đạt các mục tiêu đã đề ra, Tổng công ty Giấy Việt Nam tiếp tục tập trung thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trọng điểm phục vụ sản xuất, trong đó có Dự án mở rộng Nhà máy Giấy Bãi Bằng giai đoạn 2, Dự án vùng nguyên liệu giấy phục vụ mở rộng Nhà máy Giấy Bãi Bằng giai đoạn II. Tổng công ty cũng tăng cường tiếp thị, mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, quan tâm nhiều đến các dòng sản phẩm phục vụ thị trường xuất khẩu.

Một mục tiêu được Tổng công ty đề ra là tiếp tục hình thành mạng lưới tiêu thụ trên nhiều vùng, đáp ứng nhu cầu sử dụng giấy trong nước với chất lượng ngày càng nâng cao. Tổng công ty đảm bảo cung cấp đủ các mặt hàng giấy in, giấy viết, giấy in báo cho nhu cầu trong nước; quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ ở những vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện cho người thu nhập thấp tiếp cận được sản phẩm của Tổng công ty với giá cả hợp lý.

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, hiện nay ước tính ngành giấy đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Dự báo, những năm tới, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng khoảng 10%/năm.

Đây chính là cơ hội cho Tổng công ty tiếp tục đầu tư phát triển. Trong năm 2010, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã từng bước vượt qua ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sản xuất kinh doanh tăng trưởng khá, không có đơn vị nào thua lỗ. Nhiều loại sản phẩm tiếp tục giữ được uy tín trên thị trường như sản phẩm của văn phòng phẩm Hồng Hà, giấy Bãi Bằng, giấy Tissue Sông Đuống, giấy in báo Tân Mai... Ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Công ty Giấy Tissue Sông Đuống chia sẻ, sau 5 năm đầu tư sản xuất, đến nay, sản phẩm giấy tissue của công ty đã khẳng định là thương hiệu hàng đầu trong ngành giấy bằng yếu tố chất lượng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Thị Kim Thoa cho rằng, phát triển thị trường là sự sống còn của doanh nghiệp, trong giai đoạn này, ngành giấy đang có điều kiện phát triển tốt, vì vậy nên tranh thủ thời cơ để xây dựng thương hiệu nội địa, xây dựng thị trường.

Đã đến lúc ngành giấy cần phải xem xét định lượng, định vị lại những mặt hàng chiến lược của Tổng công ty, để dồn lực khuếch trương cho các dòng sản phẩm chủ lực.

  Gửi cho bạn   Bản in
Tin mới hơn
Nguyên liệu nhựa xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, giá rất rẻ (20/ 06/ 2018)
Cadivi Đồng Nai muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Hà Nội lên hơn 55% (20/ 06/ 2018)
Lễ kỉ niệm 10 năm ngày thành lập công ty ISV (26/ 05/ 2017)
NGÀNH BAO BÌ VẪN BỊ “VÔ THỪA NHẬN” (21/ 02/ 2017)
Bao bì nội sẽ bị "nuốt trọn"? (08/ 02/ 2017)
Các tin khác
Ngành giấy tăng giá: Lao đao ngành in ấn (30/ 09/ 2011)
Ngành giấy xuất khẩu 2 triệu tấn (30/ 09/ 2011)
Ngành Giấy châu Âu đối mặt với khó khăn (30/ 09/ 2011)
Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2012 (23/ 01/ 2010)
Vì sao ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển? (15/ 08/ 2009)
Đầu trang